4 cách nhận diện cấp dưới ”độc hại” mà quản lý nên biết
Trong một công ty, bên cạnh những nhân viên tích cực cống hiến hết mình cho công việc, vẫn tồn tại vài cá nhân “độc hại”, tác động tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả công việc. Là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn đã biết cách tinh ý nhận diện được những cấp dưới “độc hại” này? Cũng như đã biết đưa ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời chỉnh đốn tư tưởng và tác phong làm việc của đối tượng nhân viên tiêu cực?
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
8/12/20244 min read


Trong một công ty, bên cạnh những nhân viên tích cực cống hiến hết mình cho công việc, vẫn tồn tại vài cá nhân “độc hại”, tác động tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả công việc. Là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn đã biết cách tinh ý nhận diện được những cấp dưới “độc hại” này? Cũng như đã biết đưa ra các giải pháp hữu hiệu, kịp thời chỉnh đốn tư tưởng và tác phong làm việc của đối tượng nhân viên tiêu cực?
Chểnh mảng lơ là, thiếu tập trung thiếu nghiêm túc
Tập trung cao độ giúp công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Nếu nhân viên thường xuyên lơ là thiếu tập trung, hiệu quả công việc đạt được chỉ ở tầm trung. Nghiêm trọng hơn, có thể không hề mang lại kết quả nào cả.
Đối tượng nhân viên này thường có thái độ “bình chân như vại” và không lập kế hoạch làm việc chi tiết, khoa học hợp lý. Từ đó tình hình công việc không tiến triển và chất lượng công việc không hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó, chểnh mảng thiếu nghiêm túc khiến deadline thường xuyên bị chậm trễ, gây tổn hại đến sự phát triển của công ty.
Tiến độ công việc thường xuyên trễ nãi
Vì lơ là thiếu tập trung nên không chỉ chậm trễ deadline theo kế hoạch ban đầu, mà còn phạm phải nhiều thiếu sót và lỗi sai trong kết quả công việc. Từ đó, phải mất thêm thời gian chờ đợi chỉnh sửa và khắc phục tình hình. Một nhân viên tích cực và tâm huyết sẽ biết cách lập kế hoạch làm việc hợp lý. Và tập trung tâm trí, công sức vào công việc để cho ra kết quả tốt nhất trong thời gian sớm nhất.
Không có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm
Nhiều người không muốn tuân theo nguyên tắc chung của công ty, luôn hành động theo ý kiến chủ quan cá nhân của mình. Đặc biệt, kiểu người này không có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp xung quanh. Không có khả năng làm việc nhóm, làm việc tập thể. Cũng như thiếu tinh thần hòa đồng, không muốn cùng thảo luận bàn bạc công việc với mọi người trong công ty.
Thường xuyên gây xung đột, mâu thuẫn với đồng nghiệp
Vì luôn cho ý kiến cá nhân là đúng nên tuyp người này không biết lắng nghe, không tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp. Từ đó, thay vì cùng họp bàn đưa ra giải pháp tối ưu nhất, tuyp nhân viên tiêu cực luôn gây tranh cãi với mọi người. Sự bất đồng quan điểm và thái độ bất hợp tác khiến xung đột và mâu thuẫn thường xuyên xảy ra. Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, mối quan hệ đồng nghiệp và cả chất lượng công việc chung.
Giải pháp hữu hiệu trị tuýp cấp dưới “độc hại” này!
Muốn giải quyết triệt để bất kỳ vấn đề nào, cần truy tìm nguyên nhân gốc rễ gây nên vấn đề ấy. Là một nhà lãnh đạo giỏi, phải biết được nguyên nhân chuẩn xác gây nên tình trạng chậm trễ và hiệu quả công việc giảm sút. Đó có phải là do mức độ công việc quá tải so với năng lực của nhân viên này? Hay do tâm lý chây ì, sự bất mãn của nhân viên với môi trường công ty?
Khi xác định được nguyên nhân cội nguồn, hãy chủ động quan tâm và lắng nghe cấp dưới của mình. Quan tâm, lắng nghe để hiểu rõ hơn về tâm lý của nhân viên, hiểu rõ hơn về tính chất công việc đang giao cho nhân viên ấy. Từ đó mới đưa ra được giải pháp chấn chỉnh phù hợp nhất. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề, liệu có phải nhân viên này đang có điều gì đó không hài lòng về công việc cũng như văn hóa công ty hay không?
Bài đọc liên quan
Liên hệ
Đại lý thuế TaxPro
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí
© 2024. TaxPro Copyright @

